Quy trình chế biến cà phê

Bạn đã từng tò mò về quy trình chế biến cà phê diễn ra như thế nào không? Nếu có hãy cùng Khesaca cà phê giải đáp nhé: Quy trình chế biến cà phê gồm 2 loại quy trình: Quy trình chế biến ướt và quy trình chế biến khô.
Với quy trình chế biến khô: Quy trình gồm 4 giai đoạn:
Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12– 13 %. Thường 1 mẻ cà phê phơi khô mất 25 đến 30 ngày. Sau đó trái cà phê phơi khô được xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ ngoài, vỏ trấu khô để cho ra cà phê nhân thành phẩm.
Giai đoạn 1: Thu hoạch cà phê chín.
Giai đoạn 2: Loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín.
Giai đoạn 3: Phơi khô hoặc sấy bằng máy.
Giai đoạn 4: Bảo quản bằng cách chứa quả cà phê khô trong bao tải đặt cao so với nền nhà để tạo sự thông thoáng.
Đối với quy trình chế biến ướt thì lại khác: phức tạp hơn chế biến khô và thường được áp dụng cho cà phê Arabica. Đặc điểm chính của chế biến ướt là phần thịt giữa hạt và vỏ cà phê được loại bỏ trước khi làm khô cà phê. Quy trình này gồm 5 bước, gồm:
Bước 1: Làm sạch tạp chất. Sau khi thu hoạch, dù cẩn thận đến đâu vẫn thừa vào một số lượng trái cà phê khô, hoặc chưa chín, hoặc bị sâu mà sẽ làm cho chất lượng không đủ tiêu chuẩn. Việc này thường được thực hiện bằng cách rửa trái cà phê chín trong thùng đầy nước và nước chảy đều
Bước 2: Công đoạn này được thực hiện bởi máy xát, xát vỏ, loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê- để tránh tác động hưởng đến chất lượng của cà phê. Công đoạn này chủ yếu là làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và hạt cà phê được tách ra, cà phê được làm sạch. Đây cũng chính là quá trình để tao ra sự khác biệt rõ ràng giữa hai phương pháp chế biến khô và quy trình chế biến ướt.
Bước 3: Là quá trình lên men.
Bước 4: Công đoạn sấy khô. Sau khi lên men, hạt cà phê được rửa bằng nước sạch, có độ ẩm khoảng 57% đến 60 % và được chuyển đến công đoạn sấy khô.
Và bước cuối cùng, bước 5: Lưu trữ: Sau khi sấy, cà phê thóc sẽ được lưu kho và sẽ xay xát thành cà phê nhân ngay trước khi đóng bao xuất khẩu, hay trước khi cho vào máy rang trong công đoạn rang.
Hy vọng qua những đóng góp trên từ Khesaca cà phê, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình chế biến cà phê này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *